2 C
New York
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Buy now

Tập đoàn hàng đầu thế giới bỏ qua Accenture để kết giao với FSOFT (GAM) giải bài toán Legacy Transformation – mở ra cơ hội dự án 6 triệu USD

S. – tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử đã bỏ qua mối quan hệ thân tình với Accenture để tìm đến FPT với kỳ vọng FPT sẽ giúp họ thực hiện quá trình này. Niềm tin ấy đã được đền đáp bởi những kỹ sư của nhà F hoàn thành dự án Reverse Engineering chỉ sau 4 tháng, mở ra cơ hội về một dự án mới trị giá gần 6 triệu USD.

Hệ thống quản lý chuỗi sản xuất và nhà cung ứng của S trên nền tảng Power Builder đã chạy được gần ba thập kỷ, dẫn đến có nhiều “ngóc ngách” không ai biết chính xác bên trong đang xử lý thế nào. Vì thế, khi S. muốn làm Legacy Transformation để chuyển đổi sang công nghệ mới thì phát sinh nhu cầu phải tìm lại đầy đủ specications của hệ thống đang chạy, nhằm mục đích bảo đảm hệ thống mới sau khi chuyển đổi công nghệ vẫn không bỏ sót các yêu cầu nghiệp vụ vẫn đang được đáp ứng.

Công việc chuyển đổi từ source codes trở về tài liệu mô tả yêu cầu (requirements) thường được gọi là Reverse Engineering (RE) – một bài toán ngược. Với dự án phát triển hệ thống thông thường, các bước thực hiện tuần tự từ việc nhận yêu cầu (requirement) của khách, thiết kế (design – gồm basic design và detail design), code và test. Tuy nhiên, ở bài toán ngược, trình tự bị đảo lộn: từ source codes của hệ thống đang chạy cần tạo ngược lại tài liệu design và requirements.

Trong quá khứ, FSOFT đã thực hiện RE cho nhiều khách hàng. Nhưng các case study của FSOFT mới dừng lại ở mức đi từ source code đến tài liệu detail design (hay còn gọi là technical design, tức mô tả cách xử lý về kỹ thuật lập trình), đáp ứng nhu cầu khách hàng cần tài liệu mô tả để giúp vận hành hệ thống đang chạy, hay convert source codes (re-host) mà không thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu.

Còn trường hợp này, nhu cầu của khách hàng là cần chuyển đổi sang một công nghệ hoàn toàn mới (Microsoft Dynamics 365), do đó toàn bộ kiến trúc phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng thay đổi hoàn toàn. Và vì thế, việc RE tạo ra tài liệu detail design sẽ không giải quyết vấn đề của khách. Khách hàng cần tạo ra được tài liệu mô tả ở mức business requirement.

Chị Nguyễn Khánh Ngọc, PM dự án cho hay, nếu làm theo cách của các dự án RE khác trong quá khứ, thì để hoàn thành được dự án này chúng ta có thể phải cần “rất rất nhiều” nhân sự giỏi, hiểu biết sâu về cả hai mặt kỹ thuật và nghiệp vụ; và điều này trên thực tế sẽ không khả thi cả về việc bố trí nhân sự và cả về mặt ngân sách dự án.

Trước bối cảnh này, team dự án đã đưa ra giải pháp không thực hiện RE dàn trải trên toàn bộ hệ thống, mà vận hành dự án theo phương pháp “hỏi đâu trả lời đấy”. Theo đó, các chuyên gia tư vấn (consultant) thực hiện việc lắng nghe (hearing), trao đổi với khách hàng để tìm ra chính xác các ngóc ngách, điểm “mù” mà khách hàng đang muốn tìm hiểu. Đội kỹ sư sẽ tập trung tìm kiếm trên source codes đúng vào các điểm mù đó.

Anh Nguyễn Công Bình, PM dự án cũng chia sẻ, đây là dự án chưa có tiền lệ ở FSOFT nên không thể tham khảo được case study trong quá khứ. Vì thế, nhiệm vụ chính của PM là ngày đêm suy nghĩ: nghĩ cách làm, nghĩ cách đo đạc, cách giúp các thành viên đi đúng đường…, đặc biệt phải nghĩ xem mong muốn của khách hàng là gì.

“Ban đầu, các thành viên tại offshore kỳ vọng có được môi trường để truy cập và dùng được hệ thống. Nhưng phía khách hàng không thể đáp ứng nên chiến thuật thay đổi. Giữa lúc cả công ty của khách đều telework, các onsiter vẫn qua ngồi bên khách hàng để chạy hệ thống, học nghiệp vụ và truyền đạt về offshore. Cứ thế, đội offshore khôi phục design, onsiter sẽ viết lại thành requirements. Sự nỗ lực của cả team đã được đền đáp xứng đáng với 5 lần release đúng hạn, không có bất cứ một comment của khách hàng, tất cả đều đúng với mong đợi của S.”, anh Bình chia sẻ.

Tổng kết, khoảng gần 20 bài toán được đưa ra đã được các kỹ sư FSOFT tìm ra lời giải trong vòng 4 tháng. Đại diện khách hàng một lần nữa khẳng định các output của dự án RE đã đáp ứng tốt kỳ vọng của họ và sẽ phát huy hiệu quả lớn trong công đoạn định nghĩa yêu cầu và thiết kế hệ thống mới.

Sự kết hợp giữa 5 onsiter và gần 12 nhân sự offshore tại Đà Nẵng đã đem tới thành công cho dự án, mang về 500.000 USD. Trong đó, ngoài sự nỗ lực của tất cả các thành viên còn có đóng góp lớn của Nguyễn Phương Hồng Hạnh (GAM.SBD) được xem là linh hồn của dự án.

Từ việc làm RE thành công cho khách hàng S., FSOFT đã khẳng định được g lực của mình trong việc giải các bài toán khó, phức tạp. Quan trọng hơn, đầu ra (output) của dự án này sẽ là đầu vào (input) cho dự án mới mà khách hàng S. đang muốn giao cho FSOFT.

Related Articles

Mới nhất