4.6 C
New York
Thứ Tư, Tháng Mười Một 27, 2024

Buy now

“FJP giống như 1 cỗ xe, cần phải có đủ xăng”

“Trở lại Nhật sau hơn 1 năm, tôi có cảm giác lo sợ rằng, liệu chúng ta có còn máu hay không? Tôi cần biết nỗi sợ đó là đúng hay sai. FJP giống như 1 cỗ xe, ngoài tài xế giỏi, động cơ khỏe, các yếu tố đường đẹp, điều kiện thời tiết thuận lợi còn cần phải có đủ xăng. Xăng chính là độ máu. Khi xe đi chậm, tôi mong là bởi các nguyên nhân khách quan. Bản thân tôi sợ nhất chúng ta hết xăng”, Chủ tịch FJP kiêm COO FSOFT Trần Đăng Hòa chia sẻ tại chương trình Đấu trường FJP.

Đấu trường FJP diễn ra vào tối ngày 26/3 vừa qua đã chứng minh người FJP luôn “stay hungry” dù trong hoàn cảnh nào đi nữa. Vấn đề là làm sao vận dụng điều này một cách hiệu quả ở thời kỳ mới.

Anh Nguyễn Đức Kính (đội khẳng định Có), và các anh chị Lê Téc Nen, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Phạm Công Thuần (đội khẳng định Không), chẳng hề đưa ra quan điểm trái chiều nào, ngược lại, cả hai đội cùng chung một tiếng nói sau các phần thể hiện.

Hướng tới tương lai, Chủ tịch FJP Trần Đăng Hòa đặt câu hỏi về mục tiêu thách thức mới cho các đội chơi đưa ý kiến. Giám đốc GAM cho rằng, rất nhiều CEO của các “ông lớn” trên thế giới là người Ấn Độ. Ở FPT, đồng nghiệp tại Mỹ của chúng ta cũng là người Ấn Độ, khi tiếp xúc với khách hàng họ đều mang tới sự tự tin và sức mạnh cho công ty, tạm gọi là “India power”. Vì thế, anh Kính muốn người FJP cũng sẽ tạo ra “Vietnam power” tại Nhật.

Hiểu đơn giản là người FJP phải mang lại sự kính trọng cho Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc. “Kính trọng thể hiện ở chỗ, chỉ cần nhìn quanh là biết ông này làm software IT người Việt. Và chúng ta sẽ không bàng quan trước việc người Việt nào đó xấu xí đến nỗi không dám nói tiếng Việt. Chúng ta sẽ ứng xử khác đi, dù với tư cách công ty hay cá nhân, nhưng trên hết cần mang lại sức mạnh và sự kính trọng cho người Việt”, anh Kính diễn giải.

Hiện ở Nhật, số người có thu nhập trên 1.000 Man Yên/năm (tương đương với 90.000 USD) chiếm 5% dân số. Số người có thu nhập trên 2.000 Man Yên/năm chỉ chiếm 0,3% dân số. Vì thế, song hành cùng với lý tưởng tạo ra sức mạnh, anh Kính tham vọng đặt mục tiêu FJP sẽ có 64% người nằm trong số 5%, và 16% người nằm trong số 0,3% trên. Lý tưởng của anh Kính đã được đông đảo thành viên tham gia đồng tình và nhất trí.

Trước đó, anh Lê Téc Nen cũng đưa ra góc nhìn tương tự khi cho rằng, muốn làm việc lớn thì phải có mục tiêu và khát khao. Bản thân anh khi sang Nhật cũng tự đặt ra OKR là đến năm 2025 có thể “make talent Việt Nam” đạt tới world-class ở Nhật, không phân biệt người FPT hay không.

Điều mà anh Nen luôn “nằm lòng” là không bao giờ được an bài với thành quả hiện tại. Anh cũng trăn trở với các đồng nghiệp của mình rằng, người FJP đang đại diện cho 5% anh em người Việt về tài năng. Nhưng tài năng cần phải chuyển hóa thành thành phẩm, chứ không phải chỉ để trong lòng như một thế năng. Mỗi người, cần có khát khao làm sao để khách hàng ghi nhận, họ thấy FPT làm được như các vendor của Nhật.

“Bằng rất nhiều hành động, như phấn đấu đạt đẳng cấp dịch vụ của Nhật, chúng ta có thể khiến Nhật ghi nhận FJP như là một công ty local về IT tại đây. Người Việt tài năng phải tạo ra thành phẩm và được người Nhật ghi nhận”, anh Nen kết luận.

Ý kiến của các thành viên khác trong đội cũng bổ sung thêm vào nhận định của anh Nen. Chẳng hạn như anh Ngô Phạm Công Thuần mong rằng, FJP sẽ có hàng loạt các công ty con với các năng lực đứng đầu. Còn chị Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định, công ty to giải quyết các vấn đề lớn, anh em cần tin tưởng vào những mục tiêu mà công ty đặt ra.

Lắng nghe phần chia sẻ của các đội, Giám đốc Sản xuất FSOFT Đỗ Văn Khắc trong vai trò Ban giám khảo nhận định, mục tiêu càng lớn thì sẽ càng giữ được tinh thần “hungry”. Anh dẫn dụ ngụ ngôn về hai con hổ đánh nhau, con hổ nào đói hơn sẽ thắng để nhấn mạnh điều này: hãy đánh trong khi đói hơn, muốn nhiều hơn để thắng.

“Ở Việt Nam, tỷ lệ TOR của FSOFT rất cao, một phần cho thấy công ty bên ngoài rất thèm khát nguồn lực FPT. Tôi rất muốn ở Nhật, tất cả các công ty IT ở Nhật cũng thèm khát người FJP như thế”, anh Khắc nói.

Ngoài ra, anh Khắc cũng nhắn nhủ, cùng với việc “keep” độ máu, FJP cần xây dựng công cụ, xây dựng giá trị của mình chứ không phải chỉ chém gió: “Điều quan trọng nhất, hãy cháy hết mình, nếu là rơm thì nhảy vào bình xăng của khách, nếu là thịt thì mạnh dạn lăn xuống đè hết đối thủ”.

Sau thời gian liên tục dẫn đầu tăng trưởng tại FSOFT, Chủ tịch FJP Trần Đăng Hòa nhìn nhận, trong 2-3 năm trở lại đây, FJP vẫn tiến về phía trước nhưng với tốc lực chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Vì thế, đấu trường FJP ra đời nhằm giúp Ban lãnh đạo FJP tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Kết quả chung cuộc, chiến thắng thuộc về đội anh Kính đúng như dự đoán ban đầu, dù đội chơi còn lại có phần thể hiện tốt hơn. Thực chất, như anh Lê Téc Nen chia sẻ, mục đích của cuộc chơi không phải để xem ai hơn ai thua, mà cùng tìm ra điểm chung. Đó mới chính là điều quan trọng nhất đối với người FJP nói chung và Ban lãnh đạo FJP nói riêng ở thời điểm hiện tại.

Related Articles

Mới nhất