7.7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Mười 11, 2024

Buy now

‘Cú huých’ của FPT Japan trước thách thức mất ngôi vị OB số 1 tại FSOFT

Tất cả lịch sử vẻ vang của FSOFT trong 16 năm qua đều có dấu ấn quan trọng của thị trường Nhật Bản và FPT Japan (FJP). Nhưng điều đó đã là quá khứ. Chặng đường mới của FJP đang được kỳ vọng sẽ là một cú vặn mình để bứt phá.

FJP chuẩn bị đón sinh nhật 16 tuổi vào ngày 13/11 tới. Đây tiếp tục là một sinh nhật đặc biệt của đơn vị sau gần 2 năm dịch bệnh hoành hành trên quy mô toàn cầu khiến các cơ hội đều bị giới hạn.

Trong 6 tháng đầu năm, FJP rơi vào tình trạng khó khăn chung cùng với nước Nhật, các hợp đồng mang về như muối bỏ bể. Mặc dù bối cảnh kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục trong quý III, và dự kiến quý IV sẽ tăng trưởng tích cực hơn, song doanh số forecast của công ty năm 2021 ước đạt 251 triệu USD. Nhiều khả năng, FJP có mức tăng trưởng khiêm tốn dưới 2 con số.

Tuy nhiên, đây không phải là mức “chạm đáy” của FJP bởi có thời điểm OB này từng gặp khó khăn hơn với mức tăng trưởng âm. Đó là vào năm 2009, khi cơn khủng hoảng toàn cầu “quét” qua Nhật Bản khiến nền kinh tế của nước này suy giảm 20 tháng liên tục, cộng với việc đồng Yên tăng giá làm cho các công ty Nhật mất lợi nhuận từ việc xuất khẩu.

Chủ tịch FJP Trần Đăng Hòa nhìn nhận, FJP đang đứng trước một thách thức lớn đó là việc: thị trường Nhật Bản, hay FJP không còn đứng vị thế số 1 trong FSOFT nữa.

Những năm trước, Nhật Bản luôn được coi là thị trường trọng điểm của FPT nói chung, FSOFT nói riêng trong chiến lược toàn cầu hóa với việc dẫn đầu tốc độ tăng trưởng từ 30 đến 50% mỗi năm. Hai năm trở lại đây, mức tăng trưởng của công ty chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô phát triển.

Anh Hòa dẫn dụ: “Có một câu chuyện trong quá khứ khi thế hệ vàng của nước Nhật đưa nước Nhật tăng tốc thần kỳ. Khi hỏi người Mỹ có lo sợ về việc một ngày nào đó, Nhật vượt qua Mỹ không thì câu trả lời rất đơn giản: Mỹ là nước lớn và họ sẽ quay trở lại lớn mạnh hơn. Và Mỹ đã làm được điều đó”.

Chủ tịch FJP tin tưởng, kịch bản tương tự sẽ xảy đến với FJP. Bởi theo anh, Nhật Bản là một dân tộc lớn và kiên cường. Sau 16 năm phát triển tại Đông Du, đội ngũ của FJP được tích lũy bề dày lịch sử, quan hệ giữa hai nước có nhiều điểm gần gũi về văn hóa. Hơn nữa, FJP đang có nhiều thanh niên trẻ, đồng hành cùng họ là những thế hệ đi trước giàu kinh nghiệm. Do đó, khó khăn hiện tại với FJP chỉ là vấn đề thời điểm.

“Đây là một thời điểm khó khăn và khó khăn này sẽ là cú huých để tất cả chúng ta khơi gậy tinh thần Samurai, viết tiếp lịch sử FSOFT. Lịch sử FSOFT sẽ có thêm nhiều dấu ấn của FJP trong nhiều năm nữa”, anh Hòa khẳng định.

Thực tế, trong lịch sử phát triển của FJP cho thấy, thường sau những thời điểm khó khăn nhất, FJP sẽ nhanh chóng vùng lên như vũ bão. Minh chứng rõ nét nhất là những kết quả của FJP đạt được sau thời điểm Nhật Bản xảy ra thảm họa kép động đất sóng thần năm 2010.

Tin tưởng vào tương lai của Nhật, TGĐ FSOFT Phạm Minh Tuấn cũng cho rằng, những khó khăn của FJP trong 2 năm qua chỉ như là “chiếu nghỉ” để đơn vị tích tụ năng lượng và lột xác, lập nhiều chiến tích hơn. Đặc biệt khi người FJP đã quen và thích nghi với đại dịch trên phạm vi toàn cầu, FJP sẽ nhanh chóng lấy lại những gì đã mất, và sớm trở lại vị thế đã có của thị trường Nhật Bản.

“FJP sẽ không những trở thành công ty dịch vụ phần mềm nổi tiếng mà còn là công ty cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn đến triển khai, vận hành danh tiếng tại Nhật Bản. Các bạn sẽ đóng góp quan trọng vào mục tiêu trở thành công ty tỷ đô đẳng cấp thế giới của FSOFT vào năm 2023”, TGĐ FSOFT đặt kỳ vọng.

Related Articles

Mới nhất