10 C
New York
Thứ Tư, Tháng Mười Hai 11, 2024

Buy now

Nhân lực IT trong nước tăng 20 lần, doanh số tăng 400 lần… Lý do Việt Nam thu hút sự chú ý của thế giới và được xem là “Thung lũng Silicon châu Á” sắp tới là gì?

Hiện nay, trong thị trường IT toàn cầu đang dần có một khái niệm mới – “China Plus One”, có nghĩa là phân tán các cơ sở sản xuất để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Và một trong những đất nước đang nhận được sự chú ý cao độ chính là: Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp IT toàn cầu bao gồm Intel và Apple đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam và ngày càng có nhiều lời bàn tán về đất nước này như một “Thung lũng Silicon châu Á” sau Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Tại sao các công ty IT trên thế giới hiện nay lại hướng sự chú ý vào Việt Nam? Chúng tôi đã đến thăm công ty FPT Japan Holdings, công ty con tại Nhật của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT Software và có cuộc trò chuyện với CEO Nguyễn Việt Vương về tình hình thị trường IT Việt Nam hiện tại, cùng anh Kinjoh – kỹ sư tại FPT Japan – về thực trạng môi trường làm việc tại đây.

Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc nhân sự về công nghệ thông tin

Sự tăng trưởng của ngành IT Việt Nam đang ở đỉnh cao. Năm 2000, ngành công nghiệp IT trong nước chỉ có doanh thu 300 triệu đô la Mỹ, nhưng đến năm 2020 nó đã tăng lên đến 120 tỷ đô la Mỹ, tức cao gấp 400 lần. CEO Nguyễn Việt Vương đã giải thích về bối cảnh của sự tăng trưởng này như sau.

Việt Nam đã đề ra chính sách quốc gia về “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin” và đang tích cực thúc đẩy DX giúp điện tử hóa chính phủ và các công ty tư nhân. Chính phủ cũng đang hỗ trợ các công ty khởi nghiệp mảng IT, chỉ riêng trong năm 2020 đã có đến khoảng 120.000 công ty công nghệ trong nước được thành lập. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đang tập trung phát triển nguồn nhân lực IT. Việc giáo dục các ngành khoa học cũng đạt tiêu chuẩn khá cao, lọt vào top 10 trên thế giới. Người Việt Nam vốn có đức tính nghiêm túc và chăm chỉ, hơn nữa độ tuổi trung bình của người dân là 28, vì vậy rất dễ nuôi dưỡng được các kỹ sư trẻ và tài năng. Trên thực tế, trong 20 năm qua, dân số làm việc của ngành IT đã tăng khoảng 20 lần lên đến hơn 1 triệu người.

Nguồn đầu tư từ các công ty IT trên toàn thế giới vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Việt Nam có những đãi ngộ ưu tiên về thuế doanh nghiệp đối với các công ty IT và thuế thu nhập cho nhân viên trong ngành này, không đánh thuế xuất khẩu đối với phần cứng và phần mềm. Nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh chóng, chi phí viễn thông thấp so với mặt bằng châu Á, lại thêm chi phí lao động rẻ hơn khoảng 30% so với Trung Quốc và Ấn Độ, còn khá ổn định về mặt chính trị nữa. Nói tóm lại, Việt Nam hội tụ đầy đủ những điểm mạnh để được lựa chọn làm nơi đầu tư từ nước ngoài.

Các dự án mới sử dụng công nghệ tân tiến nhất như AI, Big Data…được phát triển tại Việt Nam

FPT Software là công ty công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam và đang có sự phát triển vượt bậc. Vào thời điểm năm 1988 khi công ty được thành lập, toàn bộ đất nước đều trong tình trạng nghèo nàn do ảnh hưởng của chiến tranh, việc nhận đầu tư từ nước ngoài cũng bị cấm. Trong bối cảnh ấy, FPT Software đã xây dựng nên môi trường IT trong các cơ quan chính phủ từ con số 0 và hiện đã trở thành công ty IT hàng đầu trong nước.

FPT là tập đoàn đã cùng đồng hành với đất nước trong suốt quá trình phát triển, vì vậy chúng tôi muốn phát triển không chỉ riêng công ty mình, mà còn cho toàn ngành IT và cả nước nói chung. Ví dụ để phát triển nguồn nhân lực IT, chúng tôi đã thành lập các trường đại học, trường dạy nghề và hiện có khoảng 65.000 người đang theo học. Ngoài ra, chúng tôi là công ty tiên phong áp dụng tiêu chuẩn CMMI (Tiêu chuẩn phát triển phần mềm toàn cầu) và còn cung cấp kiến thức này cho các công ty IT khác ở Việt Nam miễn phí. Chủ tịch FPT cũng đang đảm nhận vị trí đại diện cho Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) và luôn dẫn đầu toàn ngành để phát triển hơn nữa ngành công nghiệp IT trong nước.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã được chọn là địa điểm phát triển offshore cho các công ty Nhật Bản, và FPT Japan Holdings được điều hành bởi CEO Vương đã trở thành công ty con tại nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn FPT.

Nhật Bản đã bắt đầu phát triển offshore ở Trung Quốc từ 30 đến 40 năm trước, nhưng bây giờ công cuộc tìm kiếm địa điểm mới “China Plus One” đang ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản cũng khiến Việt Nam trở thành một đối tác đáng tin cậy. Ở Việt Nam, giáo dục tiếng Nhật cũng đang phổ biến và có rất nhiều người ủng hộ Nhật Bản, vì vậy Việt Nam trở thành quốc gia vô cùng phù hợp. Những trường hợp doanh nghiệp Nhật Bản đặt offshore ở Trung Quốc chạy các dự án hiện có đồng thời chuyển phần dự án mới liên quan đến các công nghệ mới nhất như AI, Big Data… sang Việt Nam ngày càng nhiều.

Vai trò của FPT Japan Holdings là đảm bảo các công ty Nhật Bản có thể phát triển thuận lợi ở thị trường offshore Việt Nam. Trong số 1.500 kỹ sư của chúng tôi, có khoảng 80% là người Việt Nam. Ngoài khả năng kỹ thuật, họ còn có kiến thức sâu rộng về nhiều ngành công nghiệp như tài chính, sản xuất và hậu cần… của Nhật Bản, đóng vai trò tích cực như cầu nối SE truyền đạt chính xác các yêu cầu của khách hàng đến các kỹ sư tại Việt Nam.

Trong khi ngành công nghệ thông tin Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đến 130% mỗi năm, FPT Japan Holdings cũng đang bước vào thời kỳ hưng thịnh.

Công ty con ở Nhật được thành lập vào năm 2005, độ tuổi trung bình của nhân viên là 32 tuổi và chúng tôi vẫn còn là một tổ chức trẻ. Tuy nhiên, các kỹ sư đặt mình vào những môi trường không ngừng biến chuyển để làm việc sẽ có sự trưởng thành rất nhanh chóng. Hơn nữa chúng tôi có nhân viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, không chỉ người Việt Nam mà cả châu Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á v.v., các nhân viên nữ cũng đang làm việc rất tích cực, vì vậy chúng tôi tin rằng môi trường đa dạng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này.

Sự xuất sắc của các kỹ sư Việt Nam qua lời kể của nhân viên Nhật Bản đồng nghiệp

Vậy tại môi trường làm việc thực tế, các kỹ sư Việt Nam thể hiện mình như thế nào? Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với anh Kinjoh – một Bridge SE làm mảng khai thác thị trường offshore, người cùng làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam tại FPT Japan.

Tôi đã làm việc tại bộ phận trợ giúp tổng đài trong công việc trước đây của mình trước khi chuyển đến FPT Japan Holdings vào năm 2018. Tất cả bắt đầu khi tôi có cơ hội làm việc chung với các kỹ sư của FPT. Vào thời điểm khi tôi đang nghĩ đến chuyện thay đổi công việc để cải thiện nghiệp vụ kỹ thuật của mình, thì vị kỹ sư Việt Nam – người là cấp trên của tôi bây giờ – đã ngỏ lời rủ, “Thế cậu thấy công ty của chúng tôi thì sao?”.

Anh Kinjoh – người trước nay luôn có ấn tượng rằng đa phần người Việt Nam khá ôn hòa và có phần “dễ dãi” trong công việc – đã bị bất ngờ trước sự xuất sắc của các kỹ sư Việt Nam sau khi gia nhập công ty.

Tất cả các kỹ sư Việt Nam mà tôi làm việc cùng đều tràn đầy năng lượng và có tốc độ làm việc rất nhanh. Ví dụ, có lần deadline giao là 1 tuần sau, nhưng ngay trong ngày hôm đó họ đã làm xong rồi. Ngay cả khi bạn chỉ ra những điểm mắc lỗi, họ cũng sẽ khắc phục nó nhanh chóng, cách giải quyết vấn đề cũng rất linh hoạt. Tôi nghĩ rằng, họ có khả năng trao đổi nhanh nhạy, chính vì thế cuối cùng luôn làm ra những sản phẩm tốt.

Các kỹ sư Việt Nam cũng luôn có những ý tưởng và nhận xét rất táo bạo và thú vị. Khi được khách hàng nhờ vả làm gì, họ luôn dựa trên cơ sở liệu hệ thống ấy có thực sự cần thiết hay không mà suy nghĩ. Đôi khi vì thế mà tôi trả lời khách, “Thực ra phần việc này không cần làm cũng được mà?” rồi làm mất việc luôn (cười). Tuy nhiên, đó là câu trả lời được rút ra từ suy nghĩ nghiêm túc dựa trên lập trường của khách hàng, vì thế kết quả là chúng tôi lại nhận được sự tin tưởng của khách. Tôi cảm thấy đây quả là những điều hiếm thấy trong môi trường ở Nhật.

Anh Kinjoh hiện đang ngồi tại một công ty viễn thông lớn ở Nhật Bản. Là một kỹ sư phát triển Web và liên hệ khá nhiều đến công việc tại offshore, anh cảm nhận khá rõ tinh thần mạnh mẽ của các kỹ sư Việt Nam.

Trong công việc làm với offshore, chúng tôi thường gặp phải nhiều rào cản khác nhau chẳng hạn như ngôn ngữ và môi trường phát triển. Nhưng các kỹ sư Việt Nam đồng nghiệp của tôi tại Nhật hay cả các bạn offshore ở Việt Nam đều là những người rất đáng tin cậy. Mọi người ai cũng siêng năng đến mức nhiều khi khiến tôi bị choáng ngợp. Họ cũng rất cố gắng học ngoại ngữ, đọc các loại tài liệu tham khảo tiếng Nhật cũng như các bài báo công nghệ của nước ngoài nên bắt kịp các công nghệ tiên tiến rất nhanh.

Nhờ đó mà tôi cũng nghĩ rằng mình không thể thua và nhận được động lực rất lớn. Đóng vai trò đưa ra những chỉ thị đúng đắn cho nhóm phát triển ở offshore, tôi đứng ở lập trường buộc mình phải hiểu yêu cầu của khách hơn bất kỳ ai khác và truyền đạt chúng một cách thật cẩn thận. Tôi đang cố gắng để cải thiện không chỉ nghiệp vụ kỹ thuật mà còn cả kỹ năng phối hợp và giao tiếp của mình.

Việt Nam là một quốc gia đang từng bước đi lên tạo ra những kỹ sư xuất sắc. Nguồn nhân lực IT mạnh mẽ của đất nước này dường như cũng đang tạo nên sự kích thích cho các kỹ sư người Nhật. Trong tương lai, rất hy vọng Việt Nam với tư cách là “Thung lũng Silicon châu Á” sẽ có tác động tích cực đến thị trường IT Nhật Bản.

LINK: https://type.jp/et/feature/16601/…

Related Articles

Mới nhất