11.4 C
New York
Thứ Ba, Tháng Mười 8, 2024

Buy now

Các dịch vụ Low Code ngày càng được tin dùng trong thời kì Corona

Tận dụng nguồn nhân lực Việt Nam để hỗ trợ DX tại Nhật Bản

Các dịch vụ Low Code ngày càng được tin dùng trong thời kì Corona Tận dụng nguồn nhân lực Việt Nam để hỗ trợ DX tại Nhật Bản Các sản phẩm trong lĩnh vực Low Code đã được biết đến từ trước, nhưng đến năm 2021, số lượng các trường hợp được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông ngày càng tăng nhanh. Tại sao Low Code lại thu hút sự chú ý đến vậy? Liên quan đến vấn đề này, ông Takahiro Onouchi của FPT Software Japan – đơn vị cung cấp các dịch vụ liên quan đến Low Code – đã được phỏng vấn bởi Naotaka Owada, nghiên cứu viên cao cấp của phòng thí nghiệm phát triển ICT thuộc Viện nghiên cứu Nikkei BP.

■Low Code nhận được sự chú ý như một phương tiện thúc đẩy DX

――Low Code là loại công nghệ như thế nào?

Nó là một loại công nghệ có thể tạo ra các program trên cơ sở trực quan. Bạn không cần phải học một ngôn ngữ lập trình nào, không chỉ vậy còn có thể học Low Code trong thời gian ngắn. Do đó, không cần đến các kỹ sư lập trình trình độ cao, chính các công ty người dùng vẫn có thể viết được một phần code. Sự chú ý vào Low Code đang gia tăng trong bối cảnh dịch Corona lan rộng và cũng do năm nay được xem là năm DX đầu tiên nữa.

――Bản thân công nghệ đã ra đời từ lâu, nhưng tại sao đến bây giờ lại nhận được sự chú ý như vậy?

Hiện nay nhu cầu phát triển DX đã tăng lên do sự bùng phát của Corona, đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi cách thức phát triển và vận hành phần mềm, cũng như để giảm gánh nặng về chi phí. Hơn nữa, dù vẫn còn nhiều người băn khoăn về sự lựa chọn này, nhưng với yêu cầu về tốc độ nhìn từ góc độ Time to Market, ngày càng có nhiều công ty xem xét Low Code như một phương tiện để thúc đẩy DX một cách nhanh chóng. Lúc trước thì nhiều công ty quan tâm đến Low Code vì sự mới lạ, nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi rồi.

Một vấn đề khác là nguồn nhân lực kỹ thuật có khả năng duy trì các hệ thống kế thừa đang già hóa dần. Hiện tượng này được gọi là “Vách đá năm 2025”. Điều này dẫn đến cuộc chiến về nguồn nhân lực kỹ thuật cao và nguồn nhân lực đó không còn đủ dùng để thúc đẩy DX được nữa. Do đó, cần có một nền tảng giúp dễ dàng tuyển dụng nhân lực hơn và một trong những ứng viên hàng đầu chính là Low Code.

Có thể sử dụng Low Code chỉ với vài triệu yên

――Số doanh nghiệp tiếp cận trao đổi có tăng lên không?

Có. Web seminar chúng tôi tổ chức về Low Code đã nhận được phản ứng rất lớn. Các dịch vụ Low Code truyền thống đòi hỏi đầu tư hàng chục triệu yên do chi phí ban đầu và license, cũng như có những phần còn khó tiếp cận. Nhưng dịch vụ của FPT được cung cấp ở mức khoảng vài triệu yên để các doanh nghiệp có thể sử dụng dễ dàng hơn. Nếu bạn đang muốn dùng thử, chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp một menu các dịch vụ sử dụng miễn phí.

――Các công ty chủ yếu sử dụng Low Code ở các mảng nào?

Đa phần là dùng cho platform-migrate. Ví dụ: trong trường hợp giải quyết vấn đề năm 2025 của SAP, nhiều công ty đang cố gắng tổng hợp và sử dụng dữ liệu bằng cách tiến hành DX cùng lúc với nâng cấp SAP. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng làm tất cả những điều này chỉ trên hệ thống của SAP, chi phí license sẽ cực kỳ cao. Do đó, việc tối ưu hóa chi phí có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các hệ thống ngoại vi bằng Low Code.

Ngoài ra, Low Code cũng được sử dụng để hiện đại hóa các ứng dụng như Notes… và ngày càng có nhiều người muốn thử dùng Low Code trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Mô hình phát triển phần mềm kiểu Agile và Hybrid sẽ ngày càng tăng

―― Rút ngắn thời gian phát triển phần mềm sẽ giúp gia tốc business hơn nhỉ.

Đúng thế. Hình thức phát triển truyền thống thường được thực hiện bằng cách xác định một cơ số mục tiêu rồi tiến hành theo mô hình Waterfall (WF – thác nước). Tuy nhiên, trong trường hợp của DX, có rất nhiều user tự mình không biết chính xác cần phải làm gì. Cái ta cần là cần là tạo ra sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn, đưa chúng vào sử dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế đồng thời không ngừng cải thiện dần dần. Với mục đích đó, sự kết hợp giữa Low Code và mô hình phát triển phần mềm kiểu Agile là sự lựa chọn hoàn hảo.

Tuy nhiên, có những phần trong hệ thống cốt lõi mà Low Code không thích hợp sử dụng cho lắm. Tôi nghĩ rằng cần phải chọn cách sử dụng riêng rẻ các phương pháp truyền thống và hiện tại, hay kết hợp cả hai theo kiểu Hybrid để cho ra phương pháp phù hợp với hệ thống cần phát triển.

――Trong tình huống ngày càng khó tìm ra hướng đi phù hợp chính xác, Low Code giúp dễ thực hiện phương pháp phát triển phần mềm kiểu Agile sẽ phù hợp với nhu cầu của thời đại hơn nhỉ.

Đúng thế, thật sự rất phù hợp. Từ giờ trở đi, tôi nghĩ về cơ bản phương pháp phát triển phần mềm kiểu Agile hoặc Hybrid sẽ càng được ưa chuộng hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng đang tạo ra các mô hình delivery và communication có thể sử dụng cho phía offshore.

Tuy nhiên, chỉ có tool tốt thì cũng không thể giúp ta đạt tới mục tiêu được. Chúng ta còn cần phải suy nghĩ về mô hình delivery, kết hợp chúng để tối đa hóa hiệu quả.

――Ý anh là, Low Code không phải là cây đũa thần nhỉ. Vậy trong Low Code thì có thể sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam của FPT không?

Có chứ, chúng tôi có nhân viên người Nhật hoặc có khả năng nói tiếng Nhật cho các vị trí Product Owner và Proxy Product Owner, đồng thời cũng có mô hình delivery cho phép sử dụng resource ở Việt Nam dưới dạng linh hoạt từ xa.

Ngoài ra, từ góc độ chiến lược về resourcing, trong trường hợp của DX, có rất nhiều user nói rằng ngay cả sau khi dự án kết thúc, họ vẫn muốn có insource để tích lũy know-how trong công ty. Đáp ứng điều này, chúng tôi cũng hỗ trợ các mô hình BOT. Ví dụ, ban đầu khách sẽ cho chạy dự án dưới hình thức outsourcing vào Việt Nam, sau đó khách có thể tuyển dụng chính nhân viên đó vào làm nhân viên của cho công ty của mình.

■ Có cả những dự án thành công cắt giảm đến 300 triệu yên

―― Trong Low Code cũng có rất nhiều tool khác nhau. Vậy phải dựa vào đâu để lựa chọn?

Bạn không thể chỉ lựa chọn tool, mà cần phải phối hợp với điều kiện của phía đổi tác để cung cấp dịch vụ. Khi nói đến Low Code, khách hàng thường hay có những nhầm lẫn như hoàn toàn không cần tới lập trình hay người không có chuyên môn IT ai cũng đều làm được. Thực ra phải là công ty có nhiều resource có kinh nghiệm Low Code hoặc có nhiều kiến thức kỹ thuật thì mới phát triển phần mềm và mở rộng quy mô nhanh được. FPT sở hữu số lượng lớn resource offshore vì vậy có thể phát triển phần mềm nhanh chóng và cắt giảm chi phí tổng thể.

Vì có nhiều sản phẩm không hề rẻ với giá license tính trên mỗi một đầu user, nên việc xem xét giá thành license cũng là điểm cần chú ý. Giá cả cũng thay đổi phụ thuộc vào việc bạn mua nó từ đâu. Trong trường hợp của FPT, chúng tôi có license cũng như cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ SaaS để khách hàng dễ sử dụng nữa.

――Anh có thể kể một vài case đã áp dụng thành công Low Code không?

Có một nhà sản xuất ô tô đã sử dụng Low Code ở offshore với quy mô 85 người, trong vòng hai năm đã giúp tăng gấp đôi năng suất trên mỗi function. Cũng có rất nhiều case trong ngành hàng không nữa. Có case sử dụng Low Code để giảm chi phí đã thành công trong việc cắt giảm từ 1 tỷ yên xuống còn 300 triệu yên, ngoài ra còn có một số case thành công rút ngắn thời gian phát triển phần mềm xuống 30%.

――Hiện nay các hãng hàng không đang lâm vào tình trạng kinh doanh vô cùng khó khăn, nên hiệu quả của việc cắt giảm 30% phải nói là vô cùng lớn nhỉ.

Corona cũng có phần đã khiến chúng ta nhận ra đã đến lúc phải thay đổi cách làm từ trước đến nay rồi. Ngay bây giờ, chúng ta đã bước vào tình thế phải cố gắng bỏ đi các dự án đầu tư sử dụng phương pháp truyền thống. Tuy nhiên trong chính tình hình khắc nghiệt này, tôi cảm thấy ngày nhiều công ty đã nhận ra rằng Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ offshore rẻ hơn Trung Quốc, cũng như việc thay thế mô hình Waterfall bằng Agile sẽ giúp việc phát triển phần mềm trở nên đơn giản và nhờ đó duy trì được lâu hơn.

――Có thể chia sẻ cho chúng tôi mục tiêu sắp tới của công ty anh là gì không?

Hiện tại, chúng tôi có khoảng 1.300 nhân viên phát triển Low Code tính cả offshore. Chúng tôi hy vọng sẽ tăng con số này lên 4.000 người trong ba năm tới. Tại FPT, chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng cơ bản là 30%, đối với các lĩnh vực chiến lược như DX thì là 50-60%, vì vậy chúng tôi muốn phát triển ở quy mô tương xứng với mục tiêu này.

――Tôi nghĩ rằng có rất ít công ty IT của Nhật Bản có thể mở rộng quy mô kinh doanh của họ trong thời gian nhanh chóng như vậy.

Đối với Low Code, thời gian đầu chỉ cần một số lượng ít resource chất lượng cao là đã có thể bắt đầu được rồi, nhưng càng phát triểu về sau với quy mô ngày càng tăng thì resource ít ỏi sẽ không thể đáp ứng hết được. Nếu không mở rộng được quy mô nhanh thì cũng không phát huy được ưu thế về chi phí nữa, vậy dùng Low Code cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Chúng tôi muốn đảm bảo đủ nguồn lực để duy trì ưu thế về quy mô này, từ đó đóng góp cho sự nghiệp DX tại Nhật Bản.

FPT đã và đang mở rộng quy mô kinh doanh trong một thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản, như phát triển hệ thống và hiện đại hóa các hệ thống cốt lõi. Chúng tôi đưa ra dự đoán “Nếu hiện tại có chừng này dự án đang đàm phán, vậy thì nhu cầu sẽ tăng lên đến mức này trong một vài năm tới”, rồi dựa vào đó xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ sư tại Việt Nam cho phù hợp. Thế mạnh của chúng tôi là sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các công ty Nhật Bản cả về tốc độ và quy mô. Không dừng lại ở phương pháp tiếp cận một phần đánh vào việc phát triển nhanh cho các hệ thống riêng lẻ bằng Low Code, chúng tôi muốn hỗ trợ tổng thể chiến lược về sourcing của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Related Articles

Mới nhất