7.7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Mười 11, 2024

Buy now

Legacy Modernization: “Mũi khoan” của FJP tại thị trường Nhật Bản

Giai đoạn 2020-2025 được đánh giá là “thời điểm sống còn” buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải chuyển đổi số. Vì vậy, Legacy Modernization (LM) được xem là “miếng bánh ngon” cho các công ty công nghệ giành thị phần. Đây là một trong những chương trình trọng điểm của FJP trong năm nay, do NVI triển khai.

Những năm qua, LM đã được nhiều đơn vị trong FSOFT Việt Nam triển khai như GAM, FHN, FDN… với tên gọi Legacy Transformation (LT). Từ 2014, FJP coi đây là 1 trong các chương trình trọng điểm nhằm tái khẳng định tiềm năng lớn của mảng việc này tại thị trường lớn nhất của FPT.

Hiểu một cách đơn giản, Legacy Modernization – LM là hiện đại hóa hệ thống kế thừa. Với chương trình này, NVI sẽ thúc đẩy hoạt động LM tại Nhật bằng việc thực hiện các hoạt động để đáp ứng yêu cầu về Chuyển đổi số (DX) và tái cấu trúc hệ thống cho khách hàng.

Thực tế, LM đã và đang được triển khai tại nhiều đơn vị trong FSOFT. Tại Nhật Bản, cùng tham gia triển khai với NVI còn có các đơn vị SCD, FCJ và DXG.

Nhu cầu LM ở Nhật đang tăng nhanh chóng. Báo cáo từ các công ty nghiên cứu chỉ ra rằng, mức tăng trưởng của thị trường LM vào khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, con số này có thể tiếp tục tăng cao khi 2025 được coi là “vực thẳm” của những doanh nghiệp chậm chuyển đổi vàdo sự thiếu hụt nhân sự về hệ thống kế thừa ngày càng lớn.

“Vì nhu cầu thị trường tại Nhật Bản tăng nhanh chóng, nên FPT đã xem xét chương trình này là một ưu tiên để đáp ứng yêu cầu thị trường”, bác Kameyama, phụ trách LM tại NVI nhấn mạnh.

Hiện, NVI đã “sẵn sàng lực lượng” với các kỹ sư, chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm (CoE) hỗ trợ công nghệ, triển khai và kinh doanh cho LM.

Đặc biệt, FSOFT đang có những partnership hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, AWS, IBM…có thể kết hợp sử dụng các dịch vụ, nền tảng, tool hiện đại và chất lượng về PM, Cloud, Refactoring, DevOps, Data Migration.

Trong báo cáo Manufacturer Product EOL/EOS năm 2018 của Flexera cũng chỉ ra rằng, các công nghệ lỗi thời là một vấn đề nghiêm trọng mà tất cả các tổ chức phải đối mặt. Hệ thống cũ được coi là “kẻ hủy hoại ngân sách” khi doanh nghiệp phải dùng đến 70 đến 80% ngân sách CNTT để vận hành và duy trì. Điều đáng buồn là chi tiêu này sẽ tăng lên khi công nghệ trở nên lỗi thời và suy yếu dần đi.

Một hệ thống lỗi thời có thể làm ngừng hoạt động của dây chuyền sản xuất. Một giờ ngừng hoạt động có thể khiến một doanh nghiệp mất từ vài trăm euro trong ngành thực phẩm đến hàng trăm triệu euro trong ngành lọc dầu…

Theo Gartner, chi phí cho hiện đại hóa các hệ thống hiện có với các doanh nghiệp sẽ gấp hơn ba lần giá trị của các khoản đầu tư được lên kế hoạch. Dự kiến, quy mô thị trường dịch vụ hiện đại hóa ứng dụng toàn cầu sẽ tăng từ 11,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 24,8 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) là 16,8% trong giai đoạn dự báo. Trong đó, chuyển đổi và hiện đại hóa các hệ thống kế thừa là một trong những yếu tố chính, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này.

Năm 2024, chương trình LM đặt mục tiêu TCV won là 48 triệu USD và có có 2 large deal.

Tô Ngà

Related Articles

Mới nhất