23.2 C
New York
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Buy now

FJP trước vận hội trở thành thị trường tỷ đô vào năm 2026

Cả nước Nhật đang chạy đua với chuyển đổi số, ra sức ghép nối chuỗi cung ứng phát triển và vận hành hệ thống IT. Đây chính là thời cơ để FJP vươn lên, trở thành thị trường tỷ đô đầu tiên của FPT.

Buổi họp kế hoạch 2024 của FJP diễn ra tại Nhật vừa qua đã xác định những mục tiêu quan trọng của công ty trong thời gian tới. CEO FJP Đỗ Văn Khắc cho biết, nhờ nỗ lực của tất cả CBNV mà năm 2023, FJP có kết quả kinh doanh ấn tượng với mức tăng trưởng trên 50% theo nguyên tệ.

Công ty đã nhận bằng khen của FSOFT với 2 thành tích: hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2023 trước 1 tháng và là OB đầu tiên đạt doanh thu 100 triệu USD trong một quý. Dự kiến, kết thúc năm tài khóa, FJP sẽ cán mốc 382,7 triệu USD, tương đương 589 oku Yên, ngang hàng với Top 26 công ty IT lớn nhất tại Nhật (theo gyokai-search.com).

Từ kết quả này, năm 2024, FJP đặt mục tiêu doanh số 699 oku Yen (OKR là 735 oku Yen), tương đương tăng trưởng 39%. Về dài hạn, con số này là 1.026 oku Yen, tương đương với 1 tỷ USD, lọt top 20 các công ty IT tại thị trường Nhật Bản.

CEO FJP Đỗ Văn Khắc nhận định: “Cơ hội cho FJP lớn hơn bao giờ hết”.

Theo anh Khắc, FJP tăng trưởng không chỉ nhờ vào sự cố gắng, mà còn bởi đang đứng trước vận hội lớn.

Đó là thời cơ mà cả nước Nhật đang chạy đua với việc chuyển đổi số, thay đổi hệ thống mà họ đã xây dựng hơn 30 năm trước, giờ đã lạc hậu; Là thời cơ mà cả nước Nhật đang nỗ lực ghép nối chuỗi cung ứng, trong đó Việt Nam là khối quan trọng, là điểm đến trong lĩnh vực IT, phát triển và vận hành hệ thống phần mềm; Là thời cơ mà rồi đây, sau 3-5 năm nữa, FJP sẽ cùng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vùng lên, tăng trưởng mạnh mẽ và cùng họ đưa các sản phẩm đồng sở hữu giữa FPT và khách hàng đi khắp thế giới.

“Cơ hội của FPT tại thị trường Nhật lớn hơn bao giờ hết!”, CEO FJP nhận định.

Trong những năm qua, FJP đã làm tốt trong việc “bản địa hóa”, trở thành công ty chuẩn Nhật với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, và ngày càng nhận được nhiều dự án E2E services từ khâu tư vấn đến vận hành hệ thống. Khi hầu hết các thị trường đang làm T&M thì FJP đã mạnh dạn và triển khai  tốt các dự án full life cycle.

Sang năm mới, các mảng FJP chú trọng để đạt được mục tiêu gồm: Full E2E service, Farming account 50M/year, JV or M&A, ERP, Lowcode… Trong đó, 2 mảng mới được FJP đẩy mạnh là CINEX (đón việc từ Trung Quốc và Ấn Độ) và Legacy Transformation. Đây sẽ là các chương trình trọng điểm, được xem là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường Nhật và cả FSOFT.

Về nguồn lực, năm 2023, FJP đã chào đón gần 1.000 người, trong đó có gần 700 người được tuyển tại Nhật, và 50% trong số này là người Nhật và các quốc tịch khác. FJP vẫn cần hàng ngàn kỹ sư sang Nhật mỗi năm. Dự kiến năm 2024, FJP sẽ có 3.999 người làm việc.

“Việc sang Nhật đã rất thuận lợi, quá trình xét duyệt work permit rất nhanh. Hiện tại FJP đã có khoảng 500 người mua nhà và định cư. Mua nhà thì khá dễ, lãi suất khoảng 1%/năm, con cái thì được học tập miễn phí… Điều duy nhất các bạn cần chuẩn bị là tiếng Nhật, tiếng Nhật và tiếng Nhật”, anh Khắc nói.

Về phía FSOFT, TGĐ Phạm Minh Tuấn ghi nhận những kết quả mà FJP đã đạt được. Anh Tuấn cho rằng, FJP chắc chắn thành công hơn những con số trình bày trong buổi họp chiến lược này. Tuy nhiên, mục tiêu năm mới mà FJP đưa ra “chưa phải là con số quá khủng, mà là một con số bình thường, một nhiệm vụ vô cùng khả thi”. Anh Tuấn tin tưởng, với sự chuẩn bị tốt về nhân lực cùng “cánh tay phải” là FCJ, FJP chắc chắn sẽ cán đích thành công.

“Tôi muốn tất cả chúng ta cùng khắc tâm isso-isso-isso (cùng nhau) hướng đến những cột mốc tuyệt vời hơn nữa. Cột mốc đầu tiên sẽ là 1000 oku Yen, cột mốc tiếp theo sẽ là 1 billion, cột mốc thứ 3 là Top 10 SI company in Japan”, CEO FSOFT tin tưởng.

Thực tế, trong những năm qua, FJP luôn là “đầu tầu” dẫn dắt tăng trưởng và giúp FSOFT “lên đỉnh” với các vertical là key program như Automotive, Healthcare, Insurance… Để trở thành số 1 hoặc Top 10 SI company in Japan, FJP cần tập trung và có giải pháp cho các dịch vụ, để “unlock” tiềm năng từ tất cả các phòng ban, đặc biệt là đội ngũ hỗ trợ kinh doanh (BA team).

“Tôi biết là chúng ta có nhiều vấn đề để giải quyết khi muốn đạt được sự tăng trưởng cao 30 – 40 – 50%. Nhưng chúng ta cần phải tự hào về điều đó. Mọi người đang làm tốt trong những hoạt động thường ngày. Chỉ là mỗi năm, chúng ta nên chọn 1-2 hoạt động kém nhất để tập trung giải quyết”, anh Tuấn nói.

Cũng theo CEO FSOFT, 5 Giga mới đã được Ban lãnh đạo công ty xác định và cần thực hiện trước năm 2027. Vì vậy, anh Tuấn đưa ra 3 nhiệm vụ mà FJP hay bất cứ OB nào cũng cần bám sát, gồm:

Một là, nhân đôi năng suất trong một nửa thời gian. Nếu những năm trước, FSOFT đặt mục tiêu đào tạo 50 BrSE trong 1 năm, thì năm tới mục tiêu đào tạo là 100 BrSE trong 6 tháng. Mục tiêu thách thức sẽ buộc phải tìm ra giải pháp mới.

Hai là, phát triển quan hệ đối tác và đưa thành đối sách quan trọng trong toàn công ty. Tư duy về mối quan hệ hợp tác phải có ở tất cả các phòng ban, chứ không phải chỉ tập trung ở BCO hoặc một vài bộ phận chuyên trách.

Ba là, đẩy mạnh synergy. Để hiện thực hóa mục tiêu hàng tỷ USD cho FSOFT trong những năm tới, không một đơn vị riêng lẻ nào có thể hoàn thành nhiệm vụ một mình mà cần phải synergy bên trong cũng như bên ngoài. FSOFT cũng đang dần chuyển đổi thành mô hình chuỗi cung ứng, nơi mà mỗi đơn vị, phòng ban sẽ được chuyên môn hóa trong khả năng của mình.

Thanh Nga

Related Articles

Mới nhất