Khó khăn luôn đòi hỏi các “chiến tướng” phải nỗ lực hết mình, nhưng bù lại, “quả ngọt” từ những gian nan ấy chính là cơ hội trải nghiệm và thành công vẻ vang mà mỗi người nhận được. Chính sách chuyển vùng của FJP cũng nhằm mục tiêu này.
Talkshow Cơ hội & chính sách luân chuyển đã được FJP tổ chức qua hình thức online với sự tham gia của đông đảo CBNV từ các chi nhánh. Nội dung của talkshow nhằm chia sẻ cơ hội tiềm năng tại những “miền đất hứa” như Nagoya, Osaka, Fukuoka, Okinawa, đồng thời giới thiệu chính sách luân chuyển được FJP xây dựng để hỗ trợ các FJPer. Những năm qua, nhiều thành phố ngoài Tokyo đang trở thành những “điếm nóng” về phát triển và tăng trưởng, nổi lên trong đó là Nagoya, thủ phủ của ngành công nghiệp ô tô thế giới và là nơi FJP đã hiện diện từ năm 2013 với các khách hàng lớn.
Là người có thời gian trải nghiệm tại Nagoya, nữ DM Fast track 2021 Dương Thị Nhàn (FSJ.GUC) nhận định, các dự án ở đây đều có quy mô lớn, khách hàng chủ yếu là end-user. Khi làm việc trực tiếp với khách hàng, thông thường từ 8-10 tiếng/ngày nên trình tiếng Nhật cũng như các kỹ năng làm việc với người bản xứ lên rất nhanh.
Theo Nhàn, nếu ở Tokyo mọi người được đào tạo, hướng dẫn kỹ lưỡng thì khi đến Nagoya, mỗi người sẽ trưởng thành rất nhiều bởi phải tự xoay sở và cố gắng mỗi ngày. Đặc biệt, con người nơi đây rất thân thiện sẽ là môi trường tốt cho những bạn trẻ sẵn sàng dấn thân.
Từng làm việc và sinh sống tại nhiều thành phố và chọn gắn bó với với khu vực Tây Nhật Bản từ những ngày đầu, anh Nguyễn Minh Tân (FSJ WJD ) có sự am hiểu giữa các vùng miền.
“Công việc ở đâu cũng vất vả. Ở tokyo thuê căn nhà 7man 35m2, xuống Osaka cũng 7man nhưng được 65m2. Tokyo đi làm nhiều toàn phải chen chúc, Osaka đi tàu đa phần đều có ghế ngồi. Con cái học hành dễ dàng, không cần xếp hàng chờ đợi như ở Tokyo. Đặc biệt mua xe dễ, đất đai rộng, chi phí cũng rẻ, cuộc sống giãn ra vui vẻ thoải mái hơn. Mức lương đồng đều các vùng miền chứ cũng không có sự chênh lệch. Đôi khi BrSE 2 ở Nagoya còn cao hơn ở Tokyo”, anh chia sẻ.
Từ những nhận biết đó, anh Tân rút ra được trải nghiệm cho riêng mình: “Cuộc sống ở Nagoya và Osaka thoải mái hơn Tokyo. Khi mình đến nơi mới, có trải ngiệm, bạn bè mới, renew lại cuộc sống mới. Bản thân mình và gia đình cũng sẽ muốn trải nghiệm môi trường mới, vừa refresh bản thân cũng như thách thức chính mình”.
Để nói về cơ hội ở những vùng đất mới là điều không cần phải bàn cãi. Song thực tế, làm sao khai thác và phát huy được những tiềm năng này thì hầu hết các khó khăn chính nằm ở vấn đề thiếu nguồn lực.
Anh Nguyễn Hồng Hà (GAM.SBD) cho hay, các khách hàng của GAM hầu hết là End-user. Và số đông họ đều cần được xây dựng niềm tin trước khi mở rộng hợp tác. Ở Nagoya hay Osaka, khi dự án lớn thì cơ hội là rất nhiều, đòi hỏi những cá nhân trình độ cao, chịu áp lực giỏi. Tương ứng với đó, khi chấp nhận thử thách thì “cửa rất sáng”, hoạt động kinh doanh cũng mạnh.
“Giai đoạn 2020 – 2021 khó khăn chung nhưng nửa cuối năm có rất nhiều cơ hội lớn, khách muốn mở thêm nhiều việc đã làm với FJP. Nhưng vấn đề là thiếu keymember, mục tiêu là một onsiter có thể cân được 20 người tại offshore”, anh nói.
Cùng nhận định, anh Nguyễn Tuấn Dương (FSJ.GUC) cũng chia sẻ, khách hàng chưa làm mô hình offshore bao giờ luôn yêu cầu đội onsite rất mạnh. Bởi thế rất khó để tìm được người đáp ứng yêu cầu của khách hàng. “Cung” về người luôn không so sánh được “Cầu” từ cơ hội mà khách hàng mang lại.
Hiểu những trăn trở này, FJP đang triển khai chính sách luân chuyển, khích lệ tinh thần xung phong của các CBNV trong công ty. Ban lãnh đạo tin tưởng, việc luân chuyển sẽ tạo điều kiện cho các leader xuống phát triển, đẩy mạnh đà tăng trưởng vùng miền lên 50%, 100%, 200%, giúp cho FJP tiếp tục vị thế dẫn đầu toàn OB.
“Đi nhiều sẽ thử thách nhiều, nhận ra được nhiều cái mới”, Ngô Văn Khôi (DPS DXS) đúc kết sau thời gian chuyển vùng.