28.5 C
New York
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Buy now

FJP phối hợp cùng FHM.GHS go-live thành công hệ thống cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Mới đây, hai đơn vị FHM.GHS và FJP.GHC đã cùng xây dựng thành công hệ thống phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các bệnh viện ở Nhật Bản. FSOFT được khách hàng khen ngợi và đánh giá cao.

Khách hàng R. là một công ty chuyên cung cấp giải pháp xây dựng Smart Home (Nhà thông minh) và Smart Hospital (Bệnh viện thông minh). Các giải pháp của khách hàng chủ yếu được áp dụng ở các tòa nhà có số lượng người tập trung đông như bệnh viện, trung tâm thương mại….

Bài toán xây dựng hệ thống cảnh bảo nguy cơ lây nhiễm cho các tòa nhà đã được đưa ra với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. Đề bài được đặt ra là thông qua số liệu đo được từ các cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2… trong không khí; kết hợp cùng thông tin lây nhiễm tại địa phương để đưa ra các cảnh báo về khả năng lây nhiễm cho các bệnh Covid-19, lao, sởi, cúm… Hệ thống cũng cần đưa ra các hướng dẫn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Ngay từ giai đoạn làm thầu, FJP.GHC cùng FHM.GHS đã thuyết phục khách hàng với các giải pháp tổng thể để giải quyết những bài toán về giới hạn của phần cứng thiết bị khi lắp đặt trong tòa nhà, các giải pháp về kỹ thuật liên quan đến bảo mật và việc quá tải trong hệ thống; cũng như mô hình hóa được chi phí triển khai, vận hành ở bệnh viện để giúp khách hàng hoàn thiện mô hình bán hàng phù hợp.

Hệ thống đã được phát triển dựa trên nhiều công nghệ khác nhau: thiết kế hệ thống nhúng cho các cảm biến; sử dụng công nghệ IoT kết hợp nền tảng điện toán đám mây trên AWS cho việc thu thập các thông tin từ cảm biến, tự động điều khiển các thiết bị và gửi thông báo tới thiết bị của người dùng; phát triển ứng dụng mobile thuận tiện cho người sử dụng tra cứu thông tin và nhận cảnh báo.

Lần đầu tiên outsourcing và cũng là lần đầu tiên hợp tác cùng FSOFT, khách hàng R. càng ấn tượng với việc FSOFT đã đề nghị một dự án full-life cycle, đảm bảo trách nhiệm từ yêu cầu tới thiết kế, code, test, triển khai hệ thống đến các tòa nhà và dịch vụ AMS cho hệ thống sau khi go-live.

——————–

Anh Nguyễn Trung Thành – PM của dự án – nhớ lại: “Khi bắt đầu, dự án đã gặp phải thách thức đầu tiên khi tất cả các cảm biến và cổng kết nối mạng đều được mua ở Nhật, để gửi về Việt Nam sẽ mất ít nhất hơn một tháng. Với thời gian như vậy, chắc chắn dự án sẽ không kịp giao hàng, trong khi thời hạn của dự án bao gồm cả kì nghỉ tết của Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của khách”.

Đội dự án đã chủ động phân chia công việc giữa VI và offshore. Các bạn FJP.GHC trao đổi, phân tích rõ các yêu cầu, tiến hành thử nghiệm thiết bị cùng khách hàng. Trong khi đội offshore tìm và tạo các mô phỏng cần thiết cho các cảm biến và cổng kết nối mạng để tiến hành phát triển trong thời gian chờ thiết bị. Để kịp thời gian bàn giao, đội dự án đã làm việc trong cả ngày nghỉ cuối tuần, thậm chí là cả dịp Tết Nguyên đán.

Trải qua gần 5 tháng, dự án đã demo thành công và được khách hàng đánh giá cao. Theo kế hoạch, hệ thống sẽ được chính thức go-live và cuối tháng 6/2021, triển khai thí điểm cho 3 bệnh viện ở Nhật rồi mới nhân rộng ra hàng loạt bệnh viện khác.

Dự án không chỉ dành được sự tin tưởng của khách hàng mà còn là một minh chứng rằng cho dù dự án khó khăn thế nào thì sự đồng lòng, hợp tác từ đội VI và đội ngũ offshore delivery sẽ là chìa khóa cho sự thành công cũng như giúp cho FSOFT có sự phát triển vượt bậc trở thành công ty công nghệ hàng đầu.

Related Articles

Mới nhất