Ý tưởng cải tiến mang tên “On Team Communication” của team FPT Japan đã giành giải Nhất ngày hội FSOFT PM DAY 2021 chủ đề ONE TEAM diễn ra hôm nay (ngày 1/12). Xin chúc mừng chị Nguyễn Khánh Ngọc và team trong ngày đặc biệt này.
Chương trình được livestream trực tiếp trên group workplace PM.PMC360 vào ngày 1/12, thu hút sự quan tâm của đông đảo CBQL và FSOFTer. Tại sự kiện, người xem được nhìn lại một năm đầy biến động nhưng nhiều thành công của đội ngũ PM nói riêng và các dự án của nhà Phần mềm nói chung.
Tham gia chương trình từ đầu cầu Nhật Bản, Giám đốc Sản xuất FSOFT Đỗ Văn Khắc bày tỏ niềm vui khi lần đầu tiên FJP được tham gia PM Day online. Anh biểu dương sự cố gắng, tinh thần vượt dịch, ổn định sản xuất của anh em dự án. “Dù WFH trong tình trạng đại dịch, hạ tầng yếu song anh em vẫn đảm bảo tiến độ delivery và được khách hàng đánh giá tốt. Tôi xin cảm ơn toàn thể anh chị em PM, những người lãnh đạo chính của dự án đã cố gắng trong suốt thời gian qua. Bước sang năm 2022, với sự chỉ huy của anh Vũ Tiến Đạt, tôi tin rằng hoạt động sản xuất tại FSOFT sẽ có nhiều khởi sắc”.
Anh Vũ Tiến Đạt – Tân CDO FSOFT bày tỏ sự khâm phục trước ý chí kiên cường của anh chị em PM trong năm 2021. Vượt qua đại dịch, WFH và camping dài ngày, đội ngũ PM và anh em dự án đã quyết chí tạo nên một bức tranh chung tuyệt vời. Trong năm 2022, anh mong FSOFT vẫn có sự đồng hành của các PM thiện chiến, đồng lòng One team, giúp nhà Phần mềm đạt được những mục tiêu mới.
“FSOFT đang cố gắng đạt mục tiêu công ty tỉ đô trong năm 2023. Chúng ta sẽ có nhiều dự án với quy mô lớn, không chỉ gói gọn trong một location mà còn vươn ra global, kết hợp các đối tác đa quốc gia thuộc nhiều múi giờ khác nhau. Yêu cầu bài toán năng suất, chất lượng sẽ khó khăn hơn. Do vậy, tôi mong rằng tất cả chúng ta cùng giữ tinh thần One team, phối hợp cùng các stakeholder hoàn thành dự án. Cảm ơn các bạn và chúc các PM FSOFT có một ngày PM Day tuyệt vời”, anh chia sẻ.
Đại diện FJP, chị Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ đề tài “One Team Communication”. Dự án đang làm việc với nhiều đối tác ở cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn cầu. Phía khách hàng có nhiệm vụ review các sản phẩm của FSOFT và báo cáo quản trị dự án. Ngoài ra dự án còn kết nối vendor – partner khác, nội bộ team FPT cũng có tới 4 đối tượng đang làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Nhật, Việt… Bài toán đặt ra cho dự án là làm sao để các bên có thể hiểu và nói chuyện được với nhau.
Khi thiết kế plan communication cho dự án, team FJP đặt ra hai mục đích. Đối với các bên external, dự án đặt vấn đề nói chuyện nhanh, khối lượng giao tiếp công việc rất nhiều. Đối với team nội bộ, dự án đặt mục tiêu mỗi cá nhân đạt được sự thoải mái nhất với ngôn ngữ mà mình đang nói.
Dự án đưa ra ý tưởng deal với khách hàng, tài liệu basic design cần thể hiện bằng tiếng Anh để phần việc detail design về sau, team không biết tiếng Nhật có thể sử dụng tài liệu này để làm việc mà không cần thông qua comtor dịch thuật. Đội AM hiểu tiếng Nhật sẽ chuyên gặp gỡ khách hàng, đối tác để hiểu yêu cầu, viết design bằng tiếng Anh. Với những công đoạn về sau, khi đội Dev, Test cần làm việc sẽ không băn khoăn về tiếng Nhật.
Đối với công việc cần giao tiếp nhiều, dự án sắp xếp nguồn lực, ai giỏi tiếng nào sẽ nói bằng tiếng đó. Ở những phần toàn người Việt với nhau sẽ nói bằng tiếng Việt. Team Ấn Độ giỏi tiếng Anh, dự án cử nhân sự giỏi tiếng Anh nói chuyện với họ, tương tự với đội ngũ khách hàng.
Đến nay, dự án đã chạy đúng theo plan communication xây dựng ban đầu. Tuy nhiên, phần tài liệu tiếng Nhật nhiều hơn dự tính, dự án sử dụng akaTrans dịch thuật tài liệu, những thành viên giỏi tiếng Nhật được bố trí hướng dẫn lại cho các thành viên khác.
“Trong giao tiếp công việc, tổ chức cần cố gắng hướng đến việc sao cho các thành viên thoải mái nhất với ngôn ngữ mình thông thạo. Với những ngôn ngữ khác nhau, dự án nên xây dựng plan communication kết hợp nhân sự phù hợp trong chính tổ chức của mình. Như vậy, việc giao tiếp sẽ hiệu quả hơn, dự án cũng không cần thông qua Comtor để hiểu thêm về những nội dung do khách hàng chia sẻ”, chị Ngọc cho hay.
Với mô hình hiệu quả, đáp ứng mục tiêu Go Global của FSOFT, đề tài cho FJP trình bày được đánh giá cao, giành giải Nhất cuộc thi.
Trong khuôn khổ sự kiện, BTC tiến hành vinh danh những đại diện PM tiêu biểu của đơn vị, mang về thành tựu cho các dự án. Năm nay, toàn FSOFT có 31 PM được vinh danh ở hạng mục Excellent Project Management, 18 PM được vinh danh ở hạng mục Rookie, 19 PM được vinh danh ở hạng mục Contributive. FSOFTer quan tâm có thể theo dõi chương trình tại đây.
Nguồn gốc của FSOFT PM Day (1/12 hằng năm) xuất phát từ sự kiện FSOFT lần đầu công bố bảng PM Ranking và Mô tả công việc cho PM vào ngày 1/12/2007. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu việc nhà Phần mềm ghi nhận tầm quan trọng của nghề PM cũng như đánh giá những nỗ lực thăng tiến và phát triển kỹ năng của các PM.